ĐịnhlượngUremáu: (hay xét nghiệm BUN – Blood Urea Nitrogen) thực chất làxét nghiệm máuđể định lượng nồng độ Urea Nitrogen có trong máu. Chỉ số Ure máu thường được dùng để đánh giá tình trạng chức năng của gan và thận. Chỉ số Ure máu rơi vào khoảng 1,7 – 8,3 mmol/l thì được coi là bình thường.
ĐịnhlượngCreatinin: là xét nghiệm dùng để đo hàm lượng creatinin có trong máu nhằm chẩn đoán và đánh giá chức năng lọc của thận. Chỉ số người bình thường rơi vào khoảng 53 đến 100micromol/lít.
Địnhlượng Glucose: là xét nghiệm đường huyết lúc đói (FPG) để đo lượng đường trong máu. Xét nghiệm này chủ yếu được thực hiện để chẩn đoán và quản lý bệnh tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2 và tiểu đường thai kỳ.
Đo hoạt độ AST (GOT): là một xét nghiệm máu có chức năng phát hiện các tổn thương gan được gây nên bởi bệnh lý, thuốc, hoặc chấn thương. Các bệnh lý như viêm gan hoặc xơ gan có thể làm giảm chức năng của gan.
Đo hoạt độ ALT (GPT): nhằm giúp chẩn đoán bệnh gan. Bởi ALT hay GPT là một enzyme được chứa chủ yếu ở trong gan, hơn nữa enzyme này cũng được tìm thấy ở thận, cơ và tim những với lượng ít hơn so với trong gan.
Địnhlượng Acid Uric: Xét nghiệm acid uric được thực hiện để chẩn đoán các bệnh lý gây biến đổi nồng độ acid uric trong cơ thể. Acid uric khi lắng đọng trong các khớp có thể gây nên bệnh gout, là một bệnh do rối loạn chuyển hóa. Axit uric là hợp chất được tổng hợp chủ yếu ở gan, ruột và nội mô mạch máu. Chúng được coi là sản phẩm cuối cùng của một nhóm purin ngoại sinh và nội sinh từ các tế bào bị chết, theo đó, axit nucleic, adenine và guanine được phân giải thành axit uric.
Địnhlượng Cholesterol toànphần: Xét nghiệm cholesterol toàn phần là xét nghiệm cho biết tổng lượng cholesterol trong máu. Do cholesterol máu cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, nên thường xuyên thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần là vô cùng cần thiết giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe.
ĐịnhlượngTriglycerid: là một xét nghiệm được bác sĩ chỉ định thường xuyên để tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời những nguy cơ về tim mạch, viêm tụy, đái tháo đường… có liên quan đến rối loạn mỡ máu.
Địnhlượng HDL-C: là cholesterol “tốt” vì sự tồn tại của nó ở trong máu làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim do xơ vữa động mạch. Mức độ thấp của HDL cholesterol trong máu làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và đột quỵ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xét nghiệm HDL cholesterol và vai trò của nó trong bảng lipid máu.
Địnhlượng LDL-C: là một trong những loại mỡ máu phổ biến. Đây được coi là loại cholesterol “xấu” bên cạnh HDL cholesterol được coi là loại cholesterol “tốt”. Cả 2 đều là thành phần chung cấu tạo nên lượng cholesterol trong cơ thể. LDL cholesterol được vận chuyển bởi protein và kết hợp với các chất khác tích tụ trên thành động mạch. Từ đó dẫn đến tắc nghẽn động mạch, gây xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Lượng LDL – Cholesterol càng thấp, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch càng giảm.